Thông báo của tôi

Thiếu hụt phân bón, áp dụng tái chế nước tiểu để thay thế và kết quả rất ổn

Thiếu hụt phân bón, áp dụng tái chế nước tiểu để thay thế và kết quả rất ổn

Tình trạng thiếu hụt phân bón đang ngày 1 nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Giá phân bón giờ đã ở mức quá đắt so với chỉ vài tháng trước và nhiều nông dân ở những nước nghèo giờ không thể chi trả được để có thể tiếp tục trồng trọt. Tuy nhiên 1 tổ chức phi lợi nhuận có tên Rich Earth Institute (REI) thì chúng ta có 1 cách tiếp cận bền vững hơn, theo kiểu, Cây cung cấp thức ăn cho con người, và còn người cung cấp thức ăn cho cây cối. Một trong những cách đơn giản nhất đó là biến nước tiểu thành 1 dạng phân bón.

Nếu các anh em ở tầm tuổi 40 trở lên còn nhớ thì hồi xưa chính chúng ta cũng đã có những cái chum để cả nhà ... đi tiểu chung vô đó rồi ủ và đem tưới cho cây. Vào thời hiện đại khi mọi thứ quy ra phân bón công nghiệp thì cũng không còn thấy những cô chú gánh phân bắc với lu nước tiểu đi thu gom nữa rồi. Cứ tưởng cái này đã tuyệt chủng nhưng giờ đây hóa ra nó lại là cứu cánh cho rất nhiều người dân ở các nước nghèo bởi trong nước tiểu cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ phốt pho kali..., ngoài ra lại còn đảm bảo tiệt trùng bởi đã được chính cơ thể chúng ta lọc qua rồi.

Trong nghiên cứu của REI các gia đình tham gia dự án sẽ thu gom nước tiểu vào thùng ở nhà, và mỗi tuần sẽ có 1 đội chuyên nghiệp đến hút và đưa vào các thùng lớn hơn ở nơi tập kết. Việc này còn có thể giúp giảm sự ô nhiễm và lãng phí nước khi thải ra môi trường qua đường toilet, vốn là nơi nước bị sử dụng lãng phí nhất qua sự đánh giá bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ.

Nếu đem so sánh phân bón hữu cơ kiểu này với phân bón công nghiệp thì rõ ràng nó có lợi ích hơn rất nhiều. Các dạng phân bón công nghiệp hầu hết là sản phẩm của amoniac, phải dùng dầu mỏ để tạo nên theo 2 cách. Cách thứ nhất là dùng như nguồn hidro, để chuyển hóa nitơ trong không khí thành amoniac, cách thứ 2 là dùng dầu mỏ để tạo nhiệt trong sản xuất. Theo ước tính việc sản xuất amoniac góp phần tạo nên từ 1 đến 2% lượng khí thải carbon trên Trái đất, vậy nên để hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững hay thì giảm sản xuất phân bón cũng sẽ góp phần trong việc giảm tốc độ biến đổi khí hậu, mà điều này hầu như không thể do nhu cầu của con người chỉ có tăng lên chứ không giảm đi.

Tại Niger, Châu Phi người ta cũng đã thử nghiệm cách làm này từ năm 2013. Ban đầu có 27 người tham gia thử tưới nước tiểu cùng với bón phân động vật. Kết quả đạt được rất tốt và rồi con số này được nâng lên đến 1 nghìn người thử nghiệm, kết quả cũng vẫn tốt khi năng suất cây trồng tăng lên 30% so với việc không dùng các dạng phân bón này.

Cách làm tốt nhất là để nước tiểu ở trong thùng trong vòng ít nhất 2 tháng rồi đem tưới trực tiếp lên cây. Nếu đất khô thì có thể pha theo tỷ lệ 1:1 với nước để tưới. Dùng chất thải để tái chế nếu làm tốt sẽ giúp cho hàng triệu nông dân trên thế giới có thêm lựa chọn để giúp tiếp tục việc trồng trọt của mình. Rich Earth Institute hy vọng việc này sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong tương lai, họ cũng đưa lên 1 hashtag là #PeeTheChange để kêu gọi mọi người cùng chia sẻ định hướng phát triển bền vững tuy cũ mà mới này.

 

Nguồn: tinhte.vn

 

Đang xem: Thiếu hụt phân bón, áp dụng tái chế nước tiểu để thay thế và kết quả rất ổn

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên